So với kim loại sắt thép truyền thống, sơn thường rất khó bám trên bề mặt kẽm và dễ bị bong tróc sau một thời gian, đặc biệt là những ống kẽm thường dùng cho các công trình xây dựng. Vậy tại sao ống kẽm dễ bị bong tróc sơn và làm thế nào để khắc phục tình trạng này, mời các bạn theo dõi qua bài viết dưới đây:
1. Tại sao ống kẽm dễ bị tróc sơn?
Với đặc điểm của kim loại truyền thống, sơn thường sẽ rất khó để bám trên bề mặt kẽm và khi sơn lên sẽ rất dễ bị bong tróc sau một thời gian, đặc biệt là các ống kẽm dùng trong các công trình xây dựng. Lý do vì sao:
– Do đặc điểm của bề mặt kim loại bằng phẳng hơn so với các vật liệu khác như gỗ, nhựa… Sau khi kim loại được tiến hành mạ kẽm thì bề mawth này sẽ càng bằng phẳng và nhẵn hơn khiến sơn bám dính kẽm.
– Đặc biệt là, cấu trúc mặt ngoài của ống kẽm cũng là yếu tố khiến màng sơn không được bền so với cấu trúc hộp kẽm.
– Nếu chỉ sử dụng loại sơn thông thường cho bề mặt mạ kẽm thì chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, màng sơn sẽ nhanh chóng bị bong tróc.
– Nếu chọn đúng sản phẩm sơn sắt mạ kẽm chuyên dụng mà người thi công không có kinh nghiệm, không thực hiện đúng kỹ thuật và quy trình thì công thì màng sơn cũng sẽ bị bong tróc.
– Tương tự như những vật liệu kim loại khác, những yếu tố bên ngoài có thể tác động đến ống kẽm gây ăn mòn, rỉ sét, bong tróc sơn.
2. Kinh nghiệm sơn ống kẽm không lo bong tróc
Quy trình thi công sơn ống kẽm cũng tương tự như quy trình thi công sơn cho các vật liệu kim loại thông thường. Nhưng các bạn có thể tham khảo thêm một số kinh nghiệm của những người thợ sơn chuyên nghiệp như sau:
– Khi sơn trên bề mặt mạ kẽm có thể sử dụng sơn epoxy vì loại sơn này thường có khả năng bám dính tốt hơn so với dòng sơn dầu alkyd trong mọi môi trường. Ngoài ra, sơn epoxy còn cá khả năng chịu nhiệt, khả năng chống oxy hóa, ngăn chặn các yếu tố ăn mòn kim loại như nước mưa, hóa chất, nước biển, nhiệt độ…
– Lựa chọn kỹ lượng, đúng loại sơn mạ kẽm phù hợp với vật liệu. Thi công đúng quy trình, đúng tỉ lệ của nhà sản xuất khuyến cáo từ bước sơn lót đến sơn phủ.
– Đối với các công trình lớn để đảm bảo chất lượng bề mặt ống mạ kẽm được đều màu và đảm bảo phủ sơn kín toàn bộ thì nên sử dụng phương pháp sơn bằng súng phun sơn hoặc công nghệ sơn tĩnh điện.
– Chú trọng ngay từ giai đoạn vệ sinh bề mặt kẽm trước khi sơn. Giai đoạn này là giai đoạn đầu tiên, cần được thực hiện kỹ càng và tỉ mỉ. Việc đảm bảo khâu vệ sinh tốt sẽ giúp màng sơn bám chắc hơn vào bề mặt kẽm.
Xem thêm: Bảng màu sơn kẽm Đông Nam Á
– Dùng sơn lót chống rỉ lên bề mặt kẽm không chỉ tăng thêm lớp bảo vệ cho kim loại, hạn chế oxy hoá mà còn tăng khả năng bám dính của lớp sơn phủ bên ngoài lên bề mặt vật liệu. Tuy nhiên, đối với sơn chất lượng cao như Sơn sắt mạ kẽm iNDU thì không cần sơn lót mà vẫn bám dính tốt trên ống kẽm – điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm một phần chi phí và thời gian thực thi.
– Có thể thi công nhiều lớp sơn phủ bên ngoài, nhưng cũng chỉ nên phủ tối đa đến 2 lớp sơn. Chú ý đảm bảo được đúng độ dày của mỗi lớp và đảm bảo đúng thời gian khô quy định mới được sơn lớp kế tiếp.
– Khi thi công chú ý nên chọn thời điểm thích hợp để thi công. Tuyệt đối tránh những thời điểm có độ ẩm cao, điều này sẽ khiến màng sơn ống kẽm bị bong tróc, kém bền.
Trên đây là một số chia sẻ của sơn Đông Nam Á về tình trạng ống kẽm bị bong tróc màng sơn và hướng dẫn sơn ống kẽm theo kinh nghiệm của các thợ sơn chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết có thể giúp ích cho các bạn, giúp các bạn có thêm kinh nghiệm khi thi công sơn mạ kẽm.